Thi công đường quốc lộ là một quá trình phức tạp với nhiều công đoạn. Yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng và độ bền của đường. Ở bài viết MICO JCB sẽ giới thiệu thí nghiệm rót cát kiểm tra độ chặt hiện trường với 4 thương hiệu xe lu rung được sử dụng phổ biến tại Việt Nam là HAMM, JCB, DYNAPAC, SAKAI.
Lớp kết cấu dưới (base course) thường được làm từ các vật liệu như đá dăm, cát sỏi trộn lẫn. Lớp này có nhiệm vụ phân phối tải trọng từ mặt đường xuống lớp nền và ngăn chặn sự thâm nhập của nước vào nền đường. Thi công lớp kết cấu dưới bao gồm việc rải vật liệu, san phẳng và lu lèn.
Kiểm tra độ chặt hiện trường với 4 thương hiệu xe lu rung được sử dụng phổ biến tại Việt Nam là HAMM, JCB, DYNAPAC, SAKAI.
Chương trình kiểm tra là sự kết hợp giữa:
- Công ty Cổ phần Máy xây dựng MICO JCB và
- Ông Oliver Boenisch - Giám đốc mảng lu JCB toàn cầu
- Ông Ahmed Sameh - Chuyên gia Lu JCB Ấn Độ
Sau khi đắp đất, nền đường cần được lu lèn để đạt độ chặt yêu cầu. Việc lu lèn giúp loại bỏ các khoảng trống giữa các hạt đất, tăng cường độ bền và khả năng chịu tải của nền đường. Tại công trình đường quốc lộ chúng tôi sử dụng xe lu rung 1 trống HAMM, JCB, DYNAPAC, SAKAI.
Máy san gạt làm phẳng bề mặt đường
Dùng xe bồn nước để cung cấp độ ẩm cho nền đường
Xe lu Sakai chạy làn đầu tiên
Xe lu JCB chạy làn thứ 2
Xe lu HAMM chạy làn thứ 3
Xe lu DYNAPAC chạy làn thứ 4
Mỗi xe lu chạy độc lập và theo từng làn chạt riêng. Sau mỗi lượt lu lèn chúng tôi đã sử dụng thí nghiệm rót cát kiểm tra độ chặt hiện trường.
Kiểm tra độ chặt đất đắp hiện trường bằng phương pháp rót cát là một kỹ thuật kiểm tra chất lượng đất đắp đã đạt công đầm yêu cầu thiết kế chưa, là một yêu cầu trong kỹ thuật xây dựng nền móng công trình.
Chuyên viên đang thực hiện Phương pháp xác định độ chặt nền móng đường bằng phễu rót cát 22TCN 346-06
Một trong những tiêu chuẩn nổi bật được áp dụng để xác định độ chặt nền móng là tiêu chuẩn 22TCN 346-06. Phương pháp này không chỉ giúp đánh giá chất lượng nền móng mà còn đảm bảo sự ổn định và an toàn cho các công trình giao thông.
Phương pháp xác định độ chặt nền móng đường bằng phễu rót cát 22TCN 346-06
Khái niệm về độ chặt nền móng
Độ chặt của nền móng là chỉ số phản ánh khả năng chịu lực và ổn định của một công trình xây dựng. Độ chặt nền móng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và độ bền của công trình.
Tầm quan trọng của độ chặt:
- Giúp phân phối tải trọng đều.
- Ngăn ngừa hiện tượng nứt vỡ.
- Bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.
Nguyên tắc hoạt động của phễu rót cát
Phễu rót cát được sử dụng để đo độ chặt thông qua việc đổ cát vào khoảng trống của nền móng. Cách thức này dựa vào nguyên lý đơn giản của vật lý và kỹ thuật.
Cách thức đo lường:
- Dùng phễu rót cát với dung tích xác định.
- Đo khối lượng cát đã sử dụng và so sánh với thể tích nền móng.
Chi tiết các bước thí nghiệm kiểm tra độ chặt hiện trường
Trình tự thí nghiệm - Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 346-06: Thiết bị thí nghiệm - Bộ rót cát tiêu chuẩn
Bước 1: Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát. Lắp bình chứa cát với phễu, khoá van. Cân xác định khối lượng tổng cộng ban đầu của bộ phễu có chứa cát (ký hiệu là A).
Bước 2: Tại vị trí thí nghiệm, làm phẳng bề mặt để sao cho tấm đế định vị tiếp xúc hoàn toàn với và bề mặt. Lấy đinh ghim đế xuống lớp vật liệu để giữ chặt đế định vị trong khi thí nghiệm.
Bước 3: Đào một cái hố có đường kính khoảng 15 cm qua lỗ thủng của đế định vị. Chiều sâu của hố đào phải bằng chiều dày lớp vật liệu đã được lu lèn. Hố đào có dạng hơi côn, phần trên lớn hơn phần dưới, đáy hố phẳng hoặc hơi lõm. Cho toàn bộ vật liệu từ hố vào khay và đậy kín.
Ghi chú 1: Trong quá trình thi công, vật liệu có thể được lu lèn theo nhiều lớp và công tác thí nghiệm phải được tiến hành riêng cho từng lớp. Mỗi thí nghiệm chỉ được đào hố có chiều sâu trong phạm vi của một lớp và kết quả khối lượng thể tích thu được sau thí nghiệm chỉ có giá trị cho lớp đó. Không được đào hố qua nhiều lớp vật liệu đã lu lèn để tính khối lượng thể tích chung cho các lớp chỉ sau một lần thí nghiệm.
Bước 4: Lau sạch miệng lỗ thủng của đế định vị. úp miệng phễu vào lỗ thủng của đế định vị, xoay phễu đến vị trí điểm đánh dấu trên miệng phễu và trên đế định vị trùng nhau (vị trí đã đánh dấu khi hiệu chuẩn phễu theo hướng dẫn tại Phụ lục A). Mở van hoàn toàn cho cát chảy vào hố đào. Khi cát dừng chảy, đóng van lại, nhấc bộ phễu rót cát ra.
Bước 5: Cân xác định khối lượng của bộ phễu và cát còn lại (ký hiệu là B).
Bước 6: Cân xác định khối lượng vật liệu lấy trong hố đào (ký hiệu là Mw).
Bước 7: Lấy mẫu để xác định độ ẩm
7.1 Trường hợp vật liệu ở hố đào không chứa hạt quá cỡ (theo quy định tại 22 TCN 333-06): trộn đều vật liệu lấy từ hố đào, sau đó lấy một lượng mẫu đại diện để xác định độ ẩm. Độ ẩm mẫu được xác định theo Mục 6.4.1 (công thức 4).
7.2 Trường hợp vật liệu ở hố đào chứa hạt quá cỡ: căn cứ vào quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm (22 TCN 333-06), lấy loại sàng thích hợp tách mẫu ra thành 2 phần (phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ), xác định khối lượng tự nhiên và độ ẩm của từng phần. Độ ẩm mẫu (bao gồm cả phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ) được xác định theo Mục 6.4.2 (công thức 5).
7.3 Khối lượng vật liệu cần thiết để xác định độ ẩm: tuỳ thuộc vào cỡ hạt lớn nhất, theo quy định tại Bảng 1.
Ghi chú 2: Để nước có trong mẫu vật liệu lấy từ hố đào không bị bay hơi nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả xác định độ ẩm của mẫu, toàn bộ các thao tác mô tả tại Khoản 5.7 phải được tiến hành trong bóng râm, hoặc có dụng cụ che nắng, tránh ánh nắng trực tiếp. Việc thí nghiệm phải được tiến hành khẩn trương sao cho khối lượng mẫu tự nhiên được xác định trong vòng 10 phút tính từ lúc bắt đầu lấy mẫu.
Nhận xét
Đăng nhận xét